Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

1001 lý do chậm hủy chuyến trong hàng không
23:16

1001 lý do chậm hủy chuyến trong hàng không

1001 lý do chậm hủy chuyến trong hàng không

1001 lý do chậm hủy chuyến trong hàng không Hành khách gây gổ, xe thang đến chậm, phải xếp hàng đến lượt chờ nạp nhiên liệu... cũng có thể gây chậm hoặc hủy chuyến bay, bên cạnh các lý do thời tiết xấu, lỗi kỹ thuật.
  • Bộ trưởng Thăng không chấp nhận tình trạng chậm chuyến / Cứ 4 chuyến bay lại có một chuyến chậm hoặc hủy

Sáng 13/7, chuyến bay VJ8650 của Vietjet Air từ TP HCM đi Hải Phòng đã không thể cất cánh do thời tiết xấu ở sân bay Cát Bi. Máy bay lúc đó đã nhận đủ hành khách, hành lý và đỗ tại vị trí sẵn sàng chờ lệnh cất cánh. Hơn một tiếng sau, thời tiết vẫn chưa tốt lên.

Theo quy định trong trường hợp chờ trên máy bay lâu, khách có hai lựa chọn, tiếp tục ngồi lại hoặc xuống chờ trong nhà ga. Một số người chọn phương án 2. Tuy nhiên, khi để khách ra khỏi máy bay, hãng phải dỡ hành lý vì theo quy định, không được để đồ vô chủ trên máy bay. Hành trình do đó đã chậm lại càng chậm.

may-bay-2796-1405338389.jpg

Việc nâng cao tỷ lệ đúng giờ của các hãng trở nên không dễ dàng, do nguyên nhân gây chậm hủy đa dạng, liên quan đến nhiều yếu tố. Ảnh: Thanh Bình

Trước đó một ngày, thời tiết xấu tại sân bay Tân Sơn Nhất đã khiến 2 chuyến bay của Vietnam Airlines phải chuyển hướng đến Cần Thơ và Cam Ranh, 9 chuyến khác bị chậm dây chuyền. Từ ngày 7/7 đến 12/7, hãng cũng đã hoãn hủy 40 chuyến đi và đến sân bay Pleiku và Liên Khương do thời tiết và chậm dây chuyền trên 50 chuyến. Hơn 6.000 hành khách bị ảnh hưởng trên các chuyến bay này.

"Hoãn hủy chuyến là chuyện không bao giờ chúng tôi mong muốn, nhưng vì sự an toàn của hành khách, cơ quan chức năng và hãng vẫn phải đưa ra phương án này khi thấy thời tiết xấu", đại diện Vietnam Airlines cho biết.

"Thời tiết chỉ là một trong cả nghìn lý do chậm hủy chuyến", ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam nói trong chuyến đi thị sát chậm hủy chuyến tại 3 sân bay, bắt đầu từ 5h30 sáng Chủ nhật (13/7) tại sân bay Nội Bài.

Từ trước đến nay, Cục mới phân loại nguyên nhân chậm hủy thành một số ít nhóm chính như thời tiết, Cảng hàng không, hãng, điều hành bay, thương mại, kỹ thuật và lý do khác, trong đó nguyên nhân từ hãng thường chiếm áp đảo.

Thống kê trong tháng 6 cho thấy, 96,3% các chuyến chậm của Vietjet Air có nguyên nhân từ hãng. Tỷ lệ này ở Vietnam Airlines là trên 80% và Jetstar ít nhất với trên 57%.

Thời tiết là nhóm nguyên nhân thứ hai gây chậm hủy chuyến, tiếp đó là do Cảng hàng không.

Nếu xét riêng các chuyến bị hủy, thời tiết là nhóm nguyên nhân đứng đầu. Lý do thương mại là nguyên nhân lớn thứ hai. Đây là những trường hợp khi máy bay quá ít khách, hãng quyết định hủy chuyến để dồn khách sang chuyến sau.

Thống kê chậm, hủy của các hãng trong tháng 6/2014:

  Vietnam Airlines Vietjet Air Jetstar Pacific VASCO
Chuyến khai thác 3.334 1.058 478 152
1. Chậm chuyến (tỷ lệ%) 15,1% 20,4% 29,1% 6,6%
Thời tiết 9,1% 0% 4,3% 10%
Hãng 80,4% 96,3% 57,6% 80%
Cảng 0,6% 0% 21,6% 0%
Điều hành bay 5,1% 3,7% 16,5% 0%
Lý do khác 4,8% 0% 0% 10%
2. Hủy chuyến (tỷ lệ%) 0,6% 1,1% 0,0% 12,6%
Thời tiết 60% 41,7%   0%
Thương mại 15% 25%   0%
Kỹ thuật 10% 8,3%   100%
Lý do khác 15% 25%   0%

Bên trong những nhóm nguyên nhân lớn trên, nếu "soi" vào từng chuyến bay, người ta mới thấy có nhiều nguyên nhân đa dạng.

"Chỉ cần một hành khách check-in xong rồi quên giờ lên máy bay, đi dạo lòng vòng là cả chuyến sẽ bị chậm", một đại diện của Cảng vụ miền Bắc kể trong chuyến thị sát cùng Phó Cục trưởng. Theo vị này, không thiếu những trường hợp khách vào phòng hút thuốc cả tiếng đồng hồ mà không biết hàng chục người đang chạy khắp sân bay tìm mình.

Theo nguyên tắc, hãng không thể bỏ khách đã check-in, nhất là với những ai có hành lý ký gửi. Nếu có hành lý vô chủ trên máy bay, đó có thể là nguyên nhân uy hiếp an toàn. Do đó, trong trường hợp không tìm được khách, hãng phải dỡ món hành lý này ra mới cất cánh.

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác gây ra tình trạng chậm hủy như các máy bay phải dừng lại chờ chuyên cơ đi qua; thiếu xe bus nên khách phải ở trên máy bay chờ; thậm chí có trường hợp chuyến bay chậm vì hành khách gây gổ hoặc đánh nhân viên khiến an ninh sân bay phải đến xử lý.

Vo-Huy-Cuong-9804-1405344563.jpg

Phó Cục trưởng Cục Hàng không Võ Huy Cường trong cuộc thị sát tại sân bay Nội Bài sáng 13/7. Ảnh: Thanh Bình

Do có nhiều nguyên nhân đa dạng gây chậm hủy, việc khắc phục tình trạng này và nâng cao tỷ lệ đúng giờ trở nên càng phức tạp, liên quan đến toàn hệ thống. Theo đại diện một hãng hàng không, tỷ lệ đúng giờ 95% như Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu không dễ thực hiện. "Để làm được, không chỉ các hãng phải phấn đấu cật lực, toàn bộ hệ thống cũng phải làm mới mình", đại diện này nói.

Các chuyên gia bình luận nếu bất cứ hãng bay Việt Nam nào thực hiện được điều này, họ sẽ có tỷ lệ đúng giờ cao hơn nhiều hãng hàng không lớn ở Mỹ. Delta Airlines, hãng lớn thứ hai nước Mỹ có tỷ lệ đúng giờ năm 2013 hơn 84%. Còn hãng lớn nhất - American Airlines chỉ đúng giờ trên 78%.

Với kỳ vọng nâng tỷ lệ giờ đúng thêm 50% trong một đến hai tháng tới, một hãng hàng không vừa gửi 7 kiến nghị lên cơ quan quản lý. Trong đó, hãng đề cập đến những yếu kém về hạ tầng hiện nay, kiến nghị đầu tư thêm trang thiết bị tại các sân bay lẻ, tăng cường hoạt động quản lý điều hành bay để giảm thời gian chờ cất hạ cánh. Theo hãng, bên cạnh sự nỗ lực từ phía họ, các cơ quan quản lý cũng cần có biện pháp phối hợp để nâng cao chỉ số đúng giờ.

Ví dụ, hãng cho rằng Cục cần sớm bổ sung nhân sự mặt đất của các công ty dịch vụ, tránh tình trạng các hãng xếp hàng chờ đến lượt; gợi ý các hãng có thể linh hoạt cho nhau mượn phụ tùng, hoặc bán tại chỗ, đỡ mất thời gian chờ phụ tùng từ nước ngoài về.

Về phía Cục, Phó Cục trưởng Võ Huy Cường cho biết cơ quan quản lý cam kết sẽ nỗ lực để tạo điều kiện giúp các hãng giảm tình trạng chậm hủy. "Cục sẽ thay đổi cách thống kê nguyên nhân chậm hủy. Việc thống kê mỗi cuối kỳ sẽ được đổi sang thống kê tại nguồn. Theo đó, các Cảng vụ sẽ theo dõi từng chuyến bay bị chậm, hủy trong ngày xem nguyên nhân là gì. Phó Cục trưởng Võ Huy Cường cho biết với sự điều chỉnh này, cơ quan quản lý sẽ dễ dàng hơn trong việc phát hiện các nguyên nhân gây chậm để có hướng xử lý kịp thời. Ngoài ra, Phó Cục trưởng cũng cho biết đã nhiều lần thúc giục các sân bay nhỏ bổ sung cơ sở hạ tầng để đủ năng lực phục vụ nhiều máy bay cùng lúc.

Đồng thời, ông cũng gợi ý các hãng nên công khai lý do chậm chuyến, hủy chuyến hàng ngày hoặc định kỳ. "Tại Mỹ, nhiều hãng thực hiện việc công khai lý do chậm hủy công khai ở trên mạng, bất cứ ai cũng có thể xem được. Việc này vừa giúp hành khách biết thông tin, vừa giúp hãng có được sự thấu hiểu và thông cảm từ khách hàng", Phó Cục trưởng Võ Huy Cường nói.

Tỷ lệ chậm hủy chuyến giảm mạnh

Sau báo cáo gây xôn xao về tỷ lệ chậm hủy chuyến cao trong 5 tháng đầu năm, hôm nay (15/7) Cục Hàng không vừa tiếp tục công khai tỷ lệ chậm hủy chuyến của các hãng trong tháng 6/2014. Nhìn chung, số chuyến bay chậm hoặc hủy đã giảm.

Vietjet Air có tỷ lệ chậm chuyến trung bình trong 5 tháng đầu năm 48,4%, đến tháng trước còn 20,4%. Jetstar không có chuyến bay nào bị hủy trong tháng 6, so với tỷ lệ hủy 2,2% tháng trước đó. Riêng với, Vietnam Airlines tỷ lệ chậm chuyến tăng từ 6,6% lên 15,1%, nhưng hủy chuyến lại giảm một nửa.

Tính trung bình, 4 hãng hàng không bao gồm cả VASCO có tỷ lệ chậm hủy chuyến 22,3% trong tháng 6, giảm so với con số 25% trung bình 5 tháng đầu năm.

Thanh Bình

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét