1,5 triệu tỷ đồng nợ Chính phủ
1,5 triệu tỷ đồng nợ Chính phủ
1,5 triệu tỷ đồng nợ Chính phủ
Con số này bao gồm cả nợ trong và ngoài nước, tính đến hết năm 2013. Năm ngoái, ngân sách cũng phải dành ra gần 186.000 tỷ đồng để trả nợ. - Nợ công Việt Nam cận kề ngưỡng rủi ro / Việt Nam đang vay nợ như thế nào
Bộ Tài chính vừa công bố Bản tin nợ công số 3, với số liệu cập nhật mới nhất đến hết năm 2013 về nghĩa vụ trả nợ của nền kinh tế. Theo tài liệu này, trong vòng 4 năm trở lại đây, nợ Chính phủ đã tăng 70%, từ 889.000 tỷ đồng (2010) lên 1,5 triệu tỷ đồng (2013). Nợ nước ngoài có xu hướng tăng chậm hơn (44%), trong khi nợ trong nước tăng hơn gấp đôi.
Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2013, dư nợ vay nước ngoài vẫn cao hơn so với vay trong nước. Cũng trong năm này, tổng số tiền chi trả nợ của Chính phủ tăng gần gấp đôi so với 2010. Tỷ lệ nợ của Chính phủ so với thu ngân sách 4 năm từ 2010 đến 2013 cũng liên tục tăng (từ 158% lên trên 184%).
Chi tiết
|
Tuy vậy, chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia (gồm nợ nước ngoài của Chính phủ và doanh nghiệp) so với GDP có chiều hướng giảm. Xét về số tuyệt đối, con số này vẫn tăng gần 60% trong khoảng thời gian trên, vượt 1,3 triệu tỷ đồng.
Bản tin nợ công là tài liệu được Bộ Tài chính xuất bản định kỳ 6 tháng một lần, với độ trễ là 6 tháng. Số liệu về nợ của chính quyền địa phương chưa được tổng hợp trong bản tin lần này.
Trước đó, tại diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng báo cáo về các số liệu nợ công. Ông cho biết đến nay, Việt Nam luôn đảm bảo trả đầy đủ, kịp thời các khoản đến hạn, không phát sinh nợ xấu, song Bộ trưởng Tài chính cũng thừa nhận cơ cấu nợ hiện không bền vững. Cơ quan điều hành phải phát hành trái phiếu đảo nợ với tổng số tiền dự toán trong vòng 3 năm qua khoảng 137.000 tỷ đồng.
Bộ trưởng cũng cho biết, dự kiến đến cuối năm 2014 nợ công bằng khoảng 60,3% GDP. Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng khi đó đã kêu gọi sự chia sẻ của đại biểu Quốc hội và cử chi cả nước: "Đúng là nợ công vẫn trong giới hạn cho phép nhưng chúng ta đang gặp khó khăn. Việc thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế xã hội, gắn với quản lý sử dụng vốn có hiệu quả sẽ góp phần giảm nợ công, nợ xấu", Bộ trưởng nhận định.
Chính phủ dự kiến nợ công sẽ tiếp tục tăng và đạt đỉnh vào năm 2017 (64,9% GDP) và giảm dần sau đó. Đến 2020, cơ quan điều hành kỳ vọng nợ công sẽ về mức 60,2% GDP.
Ngọc Tuyên
0 nhận xét:
Đăng nhận xét