Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

Doanh nghiệp thực phẩm giảm lãi vì kinh doanh ngoài ngành
12:21

Doanh nghiệp thực phẩm giảm lãi vì kinh doanh ngoài ngành

Doanh nghiệp thực phẩm giảm lãi vì kinh doanh ngoài ngành

Doanh nghiệp thực phẩm giảm lãi vì kinh doanh ngoài ngành Hơn một nửa doanh nghiệp ngành thực phẩm giảm lãi từ 10 đến 60% so với 2012, trong khi phần lớn đều ghi nhận doanh thu tăng. 
  • CEO Kinh Đô: 'Tôi khao khát vị trí dẫn đầu ngành thực phẩm'

Đến cuối tháng 2/2014, hầu hết (21/22) doanh nghiệp thuộc ngành thực phẩm, niêm yết trên hai sàn chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính năm 2013. Theo thống kê của VnExpress.net và đối tác cung cấp dữ liệu VNDirect, tổng lợi nhuận sau thuế toàn ngành đạt 8.532 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,6% so với một năm trước. 

Đa phần nguyên nhân giảm lãi của các doanh nghiệp bắt nguồn từ những hoạt động khác, trong khi lĩnh vực kinh doanh chính vẫn bảo đảm nguồn thu ổn định. Tính chung tổng doanh thu toàn ngành thực phẩm niêm yết trên hai sàn năm 2013 đạt trên 70.000 tỷ đồng, tương đương gần 3,3 tỷ USD và cao hơn cùng kỳ năm trước gần 8%.

duong3-500-4605-1393319327.jpg

Các doanh nghiệp ngành mía đường đa số bị giảm lãi mạnh trong năm 2013. Ảnh: lasuco

Trong số này, Tập đoàn Ma San (Mã CK: MSN) có ngành kinh doanh chính là hàng tiêu dùng nhanh vẫn có thị phần ổn định, doanh thu tăng trưởng 21%. Riêng mặt hàng mì ăn liền, thị phần đã vượt 30% và đang hướng đến mục tiêu 40% năm nay. Doanh thu từ Vinacafe – một công ty con của Masan cũng đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu gần 20% chỉ trong quý IV.

Tuy nhiên, xét về lợi nhuận, năm qua Masan giảm gần 66%, xuống còn gần 430 tỷ đồng lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ và là doanh nghiệp thực phẩm giảm lãi mạnh nhất. Nguyên nhân chính nằm ở hoạt động ngân hàng, với khoản lỗ từ công ty liên kết là Techcombank, hơn 194 tỷ đồng. 

Trao đổi với VnExpress.net, đại diện Masan cho biết sẽ không vì giảm lãi mà rút vốn khỏi hoạt động ngân hàng do vẫn còn nhiều niềm tin vào triển vọng của lĩnh vực này. "Điều kiện kinh tế vĩ mô chưa ổn định, nhóm ngân hàng bị tổn thương nặng nhất với lãi suất huy động giảm, tăng dự phòng tài chính và rủi ro tín dụng. Techcombank cũng không phải ngoại lệ trong ảnh hưởng vĩ mô nói chung", đại diện Masan giải thích.

Ngoài Masan, hai đơn vị khác cũng thuộc top những doanh nghiệp sụt lãi mạnh nhất đều thuộc lĩnh vực sản xuất đường. Theo đó, Công ty cổ phần Đường Biên Hòa (Mã CK: BHS) chỉ thu lãi sau thuế cổ đông 38,8 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ năm trước gần 70%.

Doanh thu giảm trong khi trị giá vốn tăng so với một năm trước là yếu tố khiến lợi nhuận doanh nghiệp này co lại. Theo lý giải từ Đường Biên Hòa, chi phí tài chính tăng gấp đôi cũng là nguyên nhân làm sụt lãi công ty. Trong khi đó, hoạt động tài chính chỉ thu về giảm so với cùng kỳ.

Cũng với những yếu tố tác động như trên, lãi năm qua của Công ty Đường Kontum (Mã CK: KTS) chỉ còn 13 tỷ đồng, chưa bằng một nửa so với cùng kỳ. Một doanh nghiệp khác ngành này là Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC) cũng vừa báo lỗ quý đầu tiên kể từ khi niêm yết. Nguyên nhân của tình trạng này là giá đường thấp, dẫn đến doanh thu sụt giảm mạnh. 

Ở chiều ngược lại, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, Mã CK: VNM) dẫn đầu về lợi nhuận với với 6.534 tỷ đồng.  Đây cũng là một trong những doanh nghiệp báo lãi nghìn tỷ đầu tiên trên sàn chứng khoán và không có khoản vay ngắn hạn nào ở ngân hàng. Mới đây, Vinamilk cũng vừa đề xuất tăng cổ tức từ 34% lên 40% và chỉ còn chờ cổ đông phê duyệt kế hoạch.

Ngoài Vinamilk, không có doanh nghiệp nào thu lãi trên 1.000 tỷ đồng. 5 đơn vị có lợi nhuận trên 100 tỷ đồng đa phần đều có cổ phiếu thuộc nhóm blue-chip trên sàn chứng khoán. Tính chung hơn 90% lợi nhuận ngành thực phẩm được đóng góp từ 4 doanh nghiệp Vinamilk, Masan, Vinacafe Biên Hòa và Kinh Đô. 

Ông Phan Dũng Khánh, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư của Công ty chứng khoán MayBank KimEng nhận định, tuy lợi nhuận giảm nhưng so sánh mặt bằng chung thì lãi của các doanh nghiệp ngành thực phẩm vẫn được coi là khả quan hơn những ngành khác.

"Việc đảm bảo được lãi trong bối cảnh thị trường khó khăn như năm qua có thể được ghi nhận là thành công rồi", ông Khánh nhận định. 

Chuyên gia này cũng cho rằng, Việt Nam là quốc gia có dân số đông, do đó mức tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm sẽ luôn tăng trưởng, đặc biệt trong bối cảnh chất lượng cuộc sống ngày càng cao. Đó chính là cơ hội cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm. 

"Hơn nữa, hiện nay các doanh nghiệp nội ngày càng đẩy mạnh việc đa dạng trong sản phẩm, chất lượng tốt, khẩu vị phù hợp hơn với người Việt, giá thành phải chăng hơn để cạnh tranh với hàng ngoại", ông nhận định. 

Một chuyên gia tài chính cho rằng, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh không chỉ dẫn đầu ngành thực phẩm mà so sánh trên sàn chứng khoán cũng thuộc top lớn. Do đó, tỷ lệ lợi nhuận tập trung chủ yếu ở nhóm này không phải chuyện lạ. Số còn lại, tình hình kinh doanh tuy không đột phá nhưng vẫn giữ mức ổn định. 

Tuy nhiên, ông này cho rằng các "đại gia" ngành thực phẩm hiện quy mô quá lớn, nên nếu phân tích ở góc độ tỷ lệ tăng trưởng thì không kỳ vọng có sự đột phá như các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ. "Nhà đầu tư nên phân định rõ sự khác biệt này để đưa ra chiến lược phù hợp", chuyên gia cho hay. 

Tường Vi - Ngọc Tuyên

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét