Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Lãi suất tiết kiệm ngày càng thấp
17:30

Lãi suất tiết kiệm ngày càng thấp

Lãi suất tiết kiệm ngày càng thấp

Lãi suất tiết kiệm ngày càng thấp
Chỉ số giá tiêu dùng cả năm chỉ tăng hơn 4%, thấp xa so với chỉ tiêu Quốc hội giao, có thể là cơ sở để các ngân hàng giảm tiếp lãi suất tiền gửi trong thời điểm cuối năm.
  • Tín dụng năm nay dự kiến tăng 13%
Ngân hàng Ngoại thương - Vietcombank vừa công bố biểu lãi suất huy động mới với xu hướng giảm ở hầu hết các kỳ hạn. Kỳ hạn dài 24 - 60 tháng, mức cao nhất 6,3% trước đó hiện giảm còn 6,2% một năm. Ngày 18/11 vừa rồi, nhà băng đã có giảm ở các kỳ hạn ngắn từ 0,1 - 0,3% mỗi năm xuống sâu dưới mức trần quy định 5,5% một năm.
Tại Ngân hàng Á Châu, biểu lãi suất mới áp dụng từ ngày 23/12 cho thấy lãi suất huy động kỳ hạn 1 đến 2 tháng chỉ còn 4,6% thay vì 4,9% như trước đó. Kỳ hạn trên 6 tháng giảm từ 6% về quanh 5,7%. Tương tự, Ngân hàng Bắc Á (BacABank), mức lãi suất huy động tiền đồng cao nhất hiện giờ chỉ còn 7,9% thay vì 8,2% cho kỳ hạn 36 tháng.
"Trong gần một năm nay lãi suất liên tục hạ, nhưng tôi không biết lựa chọn kênh đầu tư nào cho đồng vốn nhàn rỗi của mình sinh lời hiệu quả hơn, đành phải gửi vào nhà băng giữ hộ", chị Thanh Mai, một khách hàng đang gửi tiền tại chi nhánh của ACB trên đường 3/2, TP HCM chia sẻ.
tien-8-setop-7059-1419413456.jpg
Nhiều ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất huy động. Ảnh: QH.
Tính chung toàn thị trường, mặt bằng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-3 tháng hiện xuống quanh 4-5% mỗi năm, kỳ hạn 6-12 tháng phổ biến ở mức 6-7,5% một năm. Đường cong lãi suất cũng hình thành rõ nét tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng huy động được nguồn vốn kỳ hạn dài và ổn định hơn, giảm chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ, giúp phân bổ vốn hiệu quả.
"Trong bối cảnh lạm phát tăng thấp (hơn 4%) thì với mặt bằng lãi suất này vẫn có lợi cho người gửi tiền và huy động vốn của hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục tăng", một thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính quốc gia nhìn nhận.
Lãnh đạo Ngân hàng Sacombank cũng thừa nhận, dù lãi suất từ đầu năm đến nay liên tục hạ nhưng lượng huy động vốn của nhà băng vẫn tăng đều. Theo ông, trong bối cảnh chỉ số CPI cả năm tăng khá thấp (chỉ hơn 4%) so với mục tiêu, nên lãi suất huy động tại các ngân hàng tiếp tục giảm.
"Nếu nền kinh tế còn tiếp tục đình trệ như hiện nay, lạm phát vẫn thấp thì cơ hội để lãi suất huy động giảm là vẫn còn", lãnh đạo một ngân hàng cổ phần phía nam nói thêm.
Trong năm qua, tốc độ tăng trưởng về huy động vốn của các ngân hàng cao gấp nhiều lần so với cho vay. Tình trạng ế vốn xảy ra ở nhiều tổ chức tín dụng khi doanh nghiệp ngày càng suy yếu và khó hấp thụ vốn. Mặc dù tín dụng có nhảy vọt trong những tháng cuối năm, khiến mục tiêu tăng trưởng tín dụng đã đạt được con số 12-14%, nhưng so với tốc độ tăng trưởng huy động vẫn thấp hơn nhiều.
Đến 19/12, huy động vốn toàn hệ thống tăng 15,15%, trong đó huy động vốn bằng tiền đồng tăng khá cao 16,31% so với cuối năm 2013. Còn tăng trưởng tín dụng cùng thời điểm chỉ 11,8%. Thay vì đua huy động vốn đợt sát Tết (vì gần Tết người dân rút tiền ra mua sắm, chi tiêu) như mọi năm, hiện giờ một số ngân hàng lại mạnh tay giảm lãi suất tiền gửi.
Theo lý giải của một số lãnh đạo ngân hàng, thời điểm đầu năm hầu như ngân hàng nào cũng gặp khó trong việc tăng trưởng tín dụng, thậm chí tăng trưởng âm. Do đó, hiện nay nhiều ngân hàng dần dần từng bước cắt giảm lãi suất huy động là cách tốt để tiết kiệm chi phí cho năm sau.
"Tín dụng năm 2015 vẫn sẽ tiếp tục khó khăn bởi cục nợ xấu tại các đơn vị còn khá nhiều. Khi nợ xấu chưa thể giải quyết rốt ráo thì đồng nghĩa khả năng nới lỏng 'khẩu vị' rủi ro để cho vay ra nhiều hơn là rất khó. Vì thế mà tín dụng sẽ không dễ tăng trong những tháng đầu năm 2015", vị lãnh đạo này nói.
Ngoài ra, việc hạ lãi suất đầu vào được xem là cách tốt nhất có thể giúp các nhà băng có dư địa giảm từ một đến hai điểm phần trăm lãi suất cho vay với các doanh nghiệp.
Lệ Chi

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét