Thêm nhiều lãnh đạo doanh nghiệp giao thông rời ghế sau cổ phần hóa
Thêm nhiều lãnh đạo doanh nghiệp giao thông rời ghế sau cổ phần hóa
Thêm nhiều lãnh đạo doanh nghiệp giao thông rời ghế sau cổ phần hóa
Danh sách các lãnh đạo tổng công ty ngành giao thông phải rời ghế sau IPO đang ngày một nối dài, nhường chỗ các ông chủ cũng như nhà điều hành tư nhân. - Cổ phần hóa - 'cối xay ghế' lãnh đạo doanh nghiệp giao thông
Cái tên mới nhất là cựu Chủ tịch Tổng công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco) – Nguyễn Huy Hiền. Tháng trước, ông vừa chia tay doanh nghiệp để điều chuyển về bộ chủ quản, giữ chức Phó cục trưởng.
Trong hơn một năm trước đó, dù ngồi ghế cao nhất tại doanh nghiệp, nhưng do chỉ đại diện 20% vốn Nhà nước còn lại nên ông Hiền từng tâm sự chỉ coi mình là "Chủ tịch đi làm thuê", và luôn xác định có thể ra đi bất cứ lúc nào khi cổ đông chiến lược đổi ý. Dù vậy, việc giữ cương vị cao nhất tại doanh nghiệp trong gần 18 tháng sau cổ phần hóa phần nào cho thấy vị lãnh đạo này đã thích nghi tốt với các ông chủ và phong cách làm việc mới.
Trước đó, một loạt chủ tịch, tổng giám đốc đã phải ra đi ngay khi bán xong phần vốn Nhà nước cho các nhà đầu tư. Điển hình như tại Tổng công ty ống luồn dây điện, khi cả hai lãnh đạo cao nhất đều sớm nói lời từ biệt. Tháng trước, một lãnh đạo cao cấp khác của đơn vị này là Phó chủ tịch kiêm Phó tổng giám đốc - Khương Thế Duy cũng rời công ty này để làm Phó cục trưởng Đường sắt.
Một trường hợp khác là câu chuyện của cựu Chủ tịch Tổng công Vận tải thủy (Vivaso) - Phạm Ngọc Đích. Sau khi bán cổ phần cho đối tác chiến lược giữa năm ngoái, vị này đã rời ghế Chủ tịch để chuyển làm công việc điều hành. Tuy nhiên sau một năm làm Tổng giám đốc, ông Đích tiếp tục viết đơn xin nghỉ. Đầu tháng trước, ông được chuyển về Vụ Vận tải (Bộ Giao thông), giữ chức Phó vụ trưởng.
Như vậy sau gần 20 tháng đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành giao thông, đã có hơn 10 lãnh đạo các Tổng công ty phải thay đổi vị trí công tác.
Trong số này có những người được Bộ trưởng Đinh La Thăng đánh giá là "hoàn thành nhiệm vụ" cổ phần hóa nên được điều chuyển công tác về Bộ làm công tác. Những trường hợp này gồm lãnh đạo các công ty Xây dựng đường thủy, Vận tải thủy, Xây dựng Thăng Long…
Tuy nhiên cũng có người bị thay đổi vị trí do chậm trễ trong các nhiệm vụ cổ phần hóa, như trường hợp cựu Tổng giám đốc Vinalines - Nguyễn Cảnh Việt hay ông Nguyễn Đạt Tường ở Tổng công ty ống luồn dây điện giá rẻ
Một trong những cái tên không có biến động về nhân sự ở ngành giao thông sau khi tiến hành IPO là Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Dù vậy, đây là doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối sau cổ phần hóa, nên không ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu lãnh đạo.
Trong khi đó, doanh nghiệp được dự báo có biến động về nhân sự cao cấp sắp tới là Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam, khi đã có nhiều nhà đầu tư bày tỏ nguyện vọng tiếp quản toàn bộ phần vốn mà Nhà nước muốn thoái.
T. Đức
0 nhận xét:
Đăng nhận xét