Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Thống đốc: Sắp sáp nhập thêm 6-7 ngân hàng
10:06

Thống đốc: Sắp sáp nhập thêm 6-7 ngân hàng

Thống đốc: Sắp sáp nhập thêm 6-7 ngân hàng

Thống đốc: Sắp sáp nhập thêm 6-7 ngân hàng
Nếu theo kế hoạch Thống đốc Nguyễn Văn Bình công bố hôm nay, số nhà băng bị giải thể, rút giấy phép sau cuộc tái cơ cấu hệ thống có thể lên 7-10 đơn vị.
  • Con đường đưa Southern Bank đến với Sacombank / Thống đốc xác định thêm 2 ngân hàng yếu kém
Thông tin trên được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ ngày 1/4. Người đứng đầu hệ thống cho biết, dự kiến năm 2014 sẽ tiếp tục xử lý 6-7 ngân hàng thông qua việc hợp nhất, sáp nhập. "Qua đó, đưa số ngân hàng bị giải thể, rút giấy phép từ trước đến nay lên 7-10 đơn vị", Thống đốc nói.
habubank13-2450-1396347800.jpg
Ngân hàng cổ phần lâu đời nhất của Hà Nội - Habubank đã phải sáp nhập vào Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB) gần hai năm trước. Ảnh: Anh Quân
Từ cuối năm 2011 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã xử lý 9 ngân hàng yếu kém. Một số cái tên đã rút khỏi thị trường thiết bị điện dân dụng bằng biện pháp hợp nhất, sáp nhập như Habubank (sáp nhập vào SHB), Western Bank (hợp nhất với Công ty tài chính PVFC), Tín Nghĩa, Đệ Nhất (hợp nhất cùng SCB). Cũng có thương hiệu khác không còn trên thị trường sau sáp nhập với đơn vị khác nhưng tự nguyện dù không thuộc diện "yếu kém" như DaiA Bank.
Trước đây khi báo cáo Quốc hội, Thống đốc cho biết đã xác định thêm 2 ngân hàng và 6 tổ chức tín dụng yếu kém cần phải xử lý.
Báo cáo trước Chính phủ, ông Nguyễn Văn Bình nhắc đến trường hợp của GPBank - ngân hàng yếu kém cuối cùng chưa hoàn tất vụ mua bán, sáp nhập trong năm nay sẽ có ngân hàng nước ngoài mua lại 100% cổ phần của ngân hàng này. Còn các đơn vị khác, theo ông, cơ bản tình hình đã ổn định. Một vài trong số đó không những trả hết nợ vay (tái cấp vốn) cho Ngân hàng Nhà nước mà còn thanh toán xong nợ trên liên ngân hàng, thanh khoản ổn định, thoát khỏi tình trạng dễ đổ vỡ trước đây.
Ngoài ra, theo Thống đốc, từ quý II sẽ triển khai một loạt các biện pháp, chương trình tái cấu trúc mới nhằm nâng cao năng lực của các tổ chức tín dụng. Từ quý I, cơ quan này đã đề nghị Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và kiểm toán độc lập vào cuộc, trực tiếp thanh tra các nhà bằng về chất lượng tín dụng.
Về nợ xấu, theo ông Bình, tỷ lệ các tài sản kém chất lượng trong nội bảng của ngân hàng đã giảm mạnh, theo số liệu các đơn vị "tự báo cáo" là khoảng 3,6-3,9%. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu hiện nay khoảng 7%, mức này cũng thấp hơn con số được đánh giá trước đây. 
Một lần nữa, Thống đốc khẳng định mục tiêu Công ty Quản lý và Khai thác Tài sản Việt Nam (VAMC) mua được 70.000-100.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2014 là khả thi. Trước những lo ngại về khả năng bán nợ xấu sau khi mua từ các tổ chức tín dụng của VAMC, ông Bình cho biết đã có nhiều đối tác, nhà đầu tư điện dân dụng nước ngoài quan tâm nhưng hiện còn vướng nhiều thủ tục về pháp lý, đất đai nên chưa thể xúc tiến ngay.
Cũng tại phiên làm việc với Chính phủ, Thống đốc cho biết tín dụng toàn hệ thống đã bắt đầu tăng trưởng dương (khoảng 0,01%) từ cuối tháng 3. Theo ông, tín dụng đã tăng trưởng mạnh trong tháng 3 so với hai tháng đầu năm và nằm trong sự tính toán của nhà điều hành. "Mục tiêu cả năm tín dụng tăng 12-14% là hoàn toàn khả thi", ông nói. 
Chí Hiếu - Thanh Lan

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét