Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

TP HCM: Đã xử lý hơn 3.500 tỷ đồng nợ xấu
09:34

TP HCM: Đã xử lý hơn 3.500 tỷ đồng nợ xấu

TP HCM: Đã xử lý hơn 3.500 tỷ đồng nợ xấu

TP HCM: Đã xử lý hơn 3.500 tỷ đồng nợ xấu Trong đó thu nợ bằng tiền là 910 tỷ, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro 501 tỷ, bán tài sản đảm bảo để thu nợ là 141 tỷ, bán nợ xấu cho VAMC là 487 tỷ, khoản khác hơn 1.490 tỷ đồng.

Thông tin trên được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM báo cáo tại buổi làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM cùng các tổ chức tín dụng trên địa bàn chiều 12/5. Cơ quan này cũng cho biết, đến ngày 31/3, tổng nợ xấu của thành phố là 46.403 tỷ đồng, chiếm 4,85% tổng dư nợ, trong đó nợ xấu được đảm bảo bằng hai nguồn quan trọng là quỹ dự phòng tín dụng và tài sản đảm bảo nợ vay. Hiện tài sản đảm bảo nợ vay cho khoản nợ xấu trên là 76.962 tỷ đồng

Trước các con số này, TS Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM thắc mắc việc xử lý nợ xấu bằng các khoản khác khá lớn (1.490/3.500 tỷ). Vậy khoản khác này là khoản gì?. Ngoài ra, ông cũng băn khoăn liệu chăng nợ xấu thấp là do cơ cấu lại theo quyết định 780. Nếu vậy thì bản chất khoản này vẫn là nợ xấu, khi tới hạn nó lại lộ ra.

Trước băn khoăn trên, Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông-OCB Nguyễn Duy Tùng cho biết, bản thân nhà băng ông đã cơ cấu nợ theo quyết định 780 khoảng 300 tỷ đồng, nhưng không phải khoản nợ nào cũng được cơ cấu theo quy định này. "Chúng tôi đều có điều kiện xét duyệt kỹ càng và phù hợp nên con số nợ xấu phản ánh chính xác chứ không phải xử lý ảo", ông nói.

tienn-5550-1399952470.jpg

Đại biểu Quốc hội TP HCM lo nợ xấu trên địa bàn thấp là do cơ cấu nợ.

Trên thực tế, ông thừa nhận có doanh nghiệp được cơ cấu lại theo diện này đã hoạt động xấu đi nhưng chỉ là phần nhỏ. "Riêng OCB, có 400 doanh nghiệp đã trả nợ cho nhà băng trong tháng 4. Chúng tôi thấy rằng, nếu trước đó họ không được cơ cấu theo 780 thì đã chết và không có cơ hội trả nợ như hiện nay. Theo đó, phương pháp cơ cấu nợ cũng có những ưu điểm tích cực ", ông phân tích.

Tại Ngân hàng Bản Việt, ông Đỗ Duy Hưng, Tổng giám đốc cho biết, nợ xấu của nhà băng hiện nay là 3,45%, so với chuẩn cho phép thì cao hơn khoảng 0,45%. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, tỷ lệ này so với 4-5 năm về trước (con số nợ khá cao), thì đây là mức nợ xấu phù hợp vì chúng ngân hàng không bắt mình phải bằng mọi giá (có thể là thủ thuật) để o ép xuống dưới chuẩn.

Ông cũng cho biết, khi cho vay, ngân hàng nào cũng muốn thu hồi nợ gốc nhưng trong tình huống khó khăn hiện nay thì phải linh động. Theo đó, ngoài các phương pháp xử lý nợ truyền thống, Bản Việt đã chuyển thành cổ phần, vốn góp để xử lý nợ xấu.

Tại hội nghị, các ngân hàng cũng than thở việc xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ hiện nay quá nhiêu khê. Đại diện Agribank chi nhánh TP HCM cho biết dù hợp đồng có quy định ngân hàng được toàn quyền định đoạt tài sản thế chấp nếu khách hàng không trả được nợ, nhưng thực tế ngay cả khi mất khả năng trả nợ, nếu khách hàng không ký cho ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo thì nhà băng cũng không làm gì được.

"Chưa kể những khoản nợ chây ỳ dẫn đến nợ gốc và lãi vượt quá giá trị tài sản thế chấp, ngân hàng và khách hàng phải dắt nhau ra tòa, nhưng năm lần bảy lượt tòa án mời và khách hàng vắng mặt nên không thể xử được", ông nói.

Ngoài ra, các vấn đề giải quyết đầu ra cho tín dụng cũng được các đại biểu và lãnh đạo các ngân hàng thương mại quan tâm. Một số lãnh đạo ngân hàng đề nghị có cơ chế riêng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tiếp cận vốn, chẳng hạn như hạ chuẩn cho vay.

Theo lý giải của lãnh đạo Vietcombank, chi nhánh TP HCM, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 90% nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, đối tượng này đa phần có trình độ quản trị kém, tiềm lực tài chính yếu..., nếu không hạ chuẩn sẽ khó cho họ vay mà nền kinh tế có phát triển hay không là nhờ vào sự đóng góp của khối này. "Do đó cần có cơ chế riêng để hỗ trợ nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn", ông nói.

Chung quan điểm, lãnh đạo Ngân hàng Việt Á cũng cho rằng, với bối cảnh kinh tế khó khăn, nếu cứ vận hành theo cơ chế như thời điểm kinh tế tốt, sẽ không cho vay được. "Nên chăng, chúng ta cần điều chỉnh một số chính sách cho vay trong một hoàn cảnh nhất định", ông nói.

Đại biểu Trần Du Lịch cũng đã đặt câu hỏi vì sao dư nợ cho vay các doanh nghiệp thuộc 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên hiện nay còn quá thấp (chỉ đạt 135.071 tỷ đồng so với tổng dư nợ 965.000 tỷ đồng trên địa bàn).

Vấn đề này được đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho biết do quy chế nhóm lĩnh vực ưu tiên chỉ mới áp dụng từ khi ban hành Thông tư 02. Phần dư nợ còn lại rơi vào những lĩnh vực cũ, doanh nghiệp lớn nhà nước và những lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác không thuộc nhóm ưu tiên.

Lệ Chi

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét