Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

'Túi tiền' của Bộ trưởng Thăng
15:41

'Túi tiền' của Bộ trưởng Thăng

'Túi tiền' của Bộ trưởng Thăng

'Túi tiền' của Bộ trưởng Thăng
Miếng bánh ngân sách ngày càng nhỏ trong khi nhu cầu đầu tư hạ tầng giao thông ngày càng tăng, Quốc hội và cử tri đang chờ đợi Bộ trưởng Giao thông sẽ xoay trở như thế nào.
  • VEC lên kế hoạch bán 5 tuyến cao tốc tỷ USD / Làm đường cao tốc Việt Nam đắt hay rẻ
"Giải pháp đột phá xây dựng hạ tầng giao thông" là một trong những nội dung quan trọng mà vị tư lệnh ngành Giao thông phải trả lời chất vấn trước Quốc hội trong ngày 18/11.
Gần một tháng trước đó, câu chuyện vốn cho ngành giao thông từng được Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư - Bùi Quang Vinh dẫn ra để minh họa cho một năm mà ông gọi là "chưa bao giờ ngân sách khó đến vậy". "Cân đối ngân sách cho Bộ Giao thông năm 2014 tới nay mới có 2.000 tỷ đồng, trong khi nhu cầu giai đoạn 2014-2016 cần ít nhất 20.000 tỷ cho khoản đối ứng ODA".
Số liệu cập nhật đến giữa tháng 11 từ Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ Giao thông) cho biết cụ thể, cơ quan này vừa được ứng thêm hơn 2.900 tỷ, nâng tổng số tiền đối ứng ODA thu xếp được lên gần 5.000 tỷ đồng. Song so với nhu cầu năm 2014, khoản này mới đáp ứng chưa được 50%.
Chia sẻ với 2 người đồng nhiệm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - Nguyễn Văn Bình nhớ lại: "Suốt từ năm 2012, cứ lần nào làm việc với ngành giao thông, đồng chí Bộ trưởng cũng kêu như cháy đến nơi vì không có tiền".
Bộ trưởng Đinh La Thăng thừa nhận: "5-7 năm trước khi tôi ngồi ghế bộ trưởng, chi đầu tư từ ngân sách trung ương cho ngành ước khoảng 40%. Con số ấy cứ giảm dần và sang năm 2015 chỉ còn chưa tới 20%". Trong khi đó, đòi hỏi của đất nước về đầu tư cơ sở hạ tầng lại tăng lên chóng mặt khi đây được xác định là một trong 3 đột phá chiến lược cần thực hiện.
ve-may-bay-phu-quoc-5219-1416227119.jpg
Chuyển nhượng các dự án hạ tầng -như với sân bay Phú Quốc -  để lấy tiền tái đầu tư là một lời giải hiệu quả cho bài toán vốn đối với ngành giao thông.
Trao đổi với báo chí, một chuyên gia từng ví von điều này giống như câu chuyện thùng gạo trong nhà ngày một cạn, trong khi con cái đang tuổi ăn, tuổi lớn. Bố mẹ khi ấy phải xoay đủ cách, trong đó có cả chuyện đi vay. Điểm khác là so với "vay để ăn", chuyện gọi vốn cho đầu tư phát triển có dễ hơn đôi chút.
Điều này phần nào trở thành hiện thực khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhận định trong một năm rưỡi qua, chưa bao giờ tiền ngân hàng đổ vào giao thông nhiều đến vậy.
"Đến nửa cuối năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đề xuất với Chính phủ việc hệ thống nhà băng tạm ứng cho ngân sách 20.000 tỷ đồng để triển khai các dự án giao thông. Hết năm, nguồn vốn chảy vào giao thông rất mạnh. Đến nay tổng đầu tư đã trên 400.000 tỷ đồng, phần lớn cho các dự án BOT và BT", Thống đốc nói.
Một điểm thuận lợi không nhỏ cho ngành giao thông là 2 năm gần đây, ngân hàng đang... thừa tiền. Dòng vốn chảy vào các dự án, vì thế cũng trở nên dễ dàng hơn. Tuy vậy, hiệu quả mới là yếu tố quyết định để các nhà băng rót tiền.
Trong một cuộc trao đổi mới đây với VnExpress, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhẩm tính, đến đầu năm nay, chỉ riêng 53 dự án mà Bộ Giao thông quản lý, nguồn tiền vay từ các tổ chức tín dụng đã vượt con số 120.000 tỷ đồng. "Đây là thời điểm ngành giao thông huy động nguồn vốn ngoài xã hội lớn nhất từ trước tới nay, mà chủ yếu là từ ngân hàng", ông Thăng nhấn mạnh.
Chi tiết hơn, số liệu mới nhất từ cơ quan này cho biết, đến đầu tháng 11, tổng số 65 dự án mà Bộ quản lý đã huy động được 155.739 tỷ đồng. Nếu không có nguồn huy động này, chắc chắn dự án mở rộng quốc lộ I và 14 qua Tây Nguyên sẽ khó về đích vào năm sau, khi mà phân nửa trong hơn 40 dự án thành phần theo hình thức BOT đều được thực hiện bằng tiền từ các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, lãnh đạo ngành ngân hàng cũng lưu ý các nhà băng nên chủ động khống chế một tỷ lệ cho vay với lĩnh vực giao thông để hạn chế rủi ro thanh khoản, bởi xây cầu đường thường đòi hỏi vốn trung và dài hạn, trong khi tiền ngân hàng chủ yếu là thời hạn ngắn.
Thực tế, sau giai đoạn đổ một lượng vốn kỷ lục vào giao thông, tỷ lệ cho vay với ngành này ở nhiều ngân hàng đang sắp sửa đụng trần, tương tự như câu chuyện cho vay với các dự án điện khoảng dăm năm trước. 
Trong bối cảnh ấy, một lần nữa người ta lại thấy vị tư lệnh ngành sốt sắng tìm cơ chế mới để ngành giao thông có thêm tiền. Việc bán các dự án đã làm để thu hồi vốn, tái đầu tư mà dư luận chứng kiến gần đây là một ví dụ.
Trong khi "siêu dự án" cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với mức đầu tư (điều chỉnh) hơn 2 tỷ USD đang nằm trên bàn đàm phán với các nhà đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã yêu cầu Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc lên kế hoạch bán 5 tuyến khác với số tiền thu về hàng tỷ USD nếu mọi chuyện suôn sẻ.
Tại lĩnh vực hàng không, Sân bay quốc tế Phú Quốc có suất đầu tư cả nghìn tỷ đồng cũng đã được yêu cầu chào mời các nhà đầu tư tư nhân vào để nhượng quyền khai thác. Đại diện Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) thừa nhận, dự án này nếu bán được, sẽ là tiền đề tốt để doanh nghiệp thực hiện với hàng loạt dự án khác, nhằm tích lũy nguồn lực, chuẩn bị đầu tư vào siêu sân bay Long Thành mà gánh nặng vốn ngân sách đang khiến không ít đại biểu Quốc hội lo ngại.
Cùng trong thời gian này, dự án cảng Nha Trang đang trên hành trình chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thuộc bộ là Tổng công ty Hàng hải về tay một tập đoàn tư nhân. Dự án có mức chuyển nhượng 85 tỷ đồng này, dù không quá lớn song trong tình hình tài chính eo hẹp phục vụ tái cơ cấu nợ, thì với Vinalines cũng rất đáng trân trọng.
Tuy nhiên, một mục tiêu quan trọng không kém được lãnh đạo ngành giao thông cũng như nhiều chuyên gia kỳ vọng là với sự tham gia của tư nhân, nhất là các đối tác nước ngoài sẽ mang tới một làn gió mới, góp phần thay đổi cung cách quản lý, điều hành đang trở nên cũ kỹ của doanh nghiệp Nhà nước, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng từng đồng thuế của người dân.
Chí Hiếu

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét