Doanh nghiệp sớm trình cổ đông kế hoạch nới room ngoại
Doanh nghiệp sớm trình cổ đông kế hoạch nới room ngoại
Doanh nghiệp sớm trình cổ đông kế hoạch nới room ngoại
Dự thảo Quyết định cho phép nới room khối ngoại tại công ty đại chúng chưa được phê duyệt, song nhiều doanh nghiệp đã xin ý kiến cổ đông cho nới room để dễ bề làm việc với nhà đầu tư. - Ông Andy Hồ: 'Chứng khoán VN đang hấp dẫn khối ngoại' / Khối ngoại sốt ruột chuyện nới room cổ phiếu
Tại Hội nghị phát triển thị trường chứng khoán năm 2014, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Vũ Bằng cho biết dự thảo sửa đổi Quyết định 55 của Chính phủ về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài đã được hoàn tất và đang chờ Thủ tướng ký ban hành. Dù chưa biết thời điểm chính xác có hiệu lực, song nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch chuẩn bị trước, mở đầu là xin ý kiến cổ đông.
Doanh nghiệp đang trông chờ quyết định nới room.
|
Trao đổi với VnExpress.net, ông Lê Quốc Bình - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (Mã CK: CII) cho hay rất hy vọng vào động thái room khối ngoại. "Đầu tư hạ tầng đòi hỏi rất nhiều vốn nên khi mở room, công ty có điều kiện huy động thuận tiện hơn vốn từ nhà đầu tư nước ngoài", ông Bình nói.
Dự thảo hiện nay cho phép doanh nghiệp phích cắm công nghiệp tại đây được quyết định tỷ lệ room khối ngoại trong giới hạn Chính phủ cho phép, thông qua lấy ý kiến của cổ đông và đăng ký với Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Tuy nhiên, việc tổ chức đại hội cổ đông tốn nhiều thời gian mà chỉ để lấy ý kiến về nơi room sẽ rất lãng phí, lãnh đạo một doanh nghiệp cho biết.
Một lãnh đạo cấp cao ở Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết quá trình thực hiện đề án nới room khối ngoại đang đi đến giai đoạn cuối cùng và chỉ còn chờ Thủ tướng phê duyệt. Lãnh đạo này cũng kỳ vọng quyết định nới room có thể sớm được thông qua trong tháng 4 sắp tới.
Nếu được phê duyệt, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại một số doanh nghiệp sẽ nâng từ 49% lên 60% và tùy vào quyền biểu quyết của cổ đông công ty.
Tường Vi
|
Do vậy, nhiều đơn vị quyết định xin trước ý kiến cổ đông thông qua chủ trương về nới room. Cụ thể, dù chưa tìm được đối tác nhưng ngay tại kỳ đại hội ngày 15/4 tới đây, CII sẽ xin ý kiến cổ đông về việc ủy quyền cho hội đồng quản trị xem xét và quyết định tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài khi được Chính phủ cho phép.
"Việc này sẽ đỡ làm mất thời gian của doanh nghiệp, bởi từ ngày chốt danh sách cổ đông đến lúc tổ chức mất tới 60 ngày, mà rất tốn kém. Công ty sẽ xin ý kiến luôn để ủy quyền cho Hội đồng quản trị quyết, trên tinh thần là Chính phủ cho mở room bao nhiêu thì công ty sẽ tăng lên bấy nhiêu", ông Bình chia sẻ.
Tương tự, đại hội cổ đông Công ty chứng khoán Kim Long (Mã CK: KLS) đã thông qua tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên 65%. Ông Hà Hoài Nam - Chủ tịch Hội đồng quản trị bày tỏ việc xin trước sẽ giúp đi đàm phán thuận lợi hơn. "Nếu chưa được đại hội cổ đông thông qua thì công ty đi đàm phán không thuận lợi được. Đây cũng là một cách để mở đường kiếm được những đối tác mạnh, nâng cao năng lực của công ty", ông nói.
Lãnh đạo Kim Long cũng nhận định với 17.000 cổ đông, riêng để liên hệ mỗi lần tổ chức đại hội sẽ tốn rất nhiều sức người sức của, do vậy mong muốn lấy ý kiến trong một lần để dễ bề làm việc.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank - Mã CK: STB) cũng đã trình cổ đông nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 10% lên tối đa 30% vốn điều lệ. Cựu chủ tịch ngân hàng, ông Phạm Hữu Phú cho biết kế hoạch bán 20% cho đối tác nước ngoài đã triển khai từ hai năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được vì không tìm được nhà đầu tư phù hợp. Do đó, ngân hàng quyết định mở tối đa 30% room cho nhà đầu tư ngoại nhằm tạo thanh khoản tốt trên thị trường.
Nhận định về việc nới room, ông Nguyễn Bá Huy - Giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư khối khách hàng cá nhân Công ty chứng khoán VnDirect cho rằng đây là tín hiệu tích cực giúp nhà đầu tư nước ngoài có nhiều cơ hội tham gia vào thị trường phích cắm công nghiệp hơn. "Nếu được thông qua, đây sẽ là yếu tố quan trọng tạo ra một cú huých cho thị trường bởi vấn đề này được nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm. Dòng vốn ngoại cũng mang nhiều ý nghĩa khi dẫn dắt thị trường, hỗ trợ cho kế hoạch thoái vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đạt kết quả tốt nhất", vị này cho biết.
Đồng tình với quan điểm trên, chuyên viên của Công ty chứng khoán SSI nhận xét doanh nghiệp có thể tìm được những tổ chức nước ngoài có trình độ, lợi thế hơn. Ngoài ra, họ cũng có thể tìm đến những doanh nghiệp cùng ngành để liên kết, hợp tác với nhau trong bối cảnh nhà đầu tư trong nước rất hạn chế.
Trước đó, tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức tháng 12/2013, nhóm công tác thị trường vốn cũng đánh giá cao việc tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các công ty hoạt đông trong ngành nghề không nhạy cảm như tiêu dùng, nông nghiệp..., bởi điều này sẽ góp phần tạo sân chơi bình đẳng hơn giữa khối doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập thị trường quốc tế.
"Trước mắt, có thể giảm bớt sở hữu Nhà nước tại các công ty niêm yết về dưới 50% nhưng vẫn trên 35%, thời gian sau đó có thể giảm xuống thêm", nhóm công tác đề xuất.
Phương Linh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét