Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Truyền hình OTT bị ứng dụng lậu giành khách
09:56

Truyền hình OTT bị ứng dụng lậu giành khách

Truyền hình OTT bị ứng dụng lậu giành khách

Truyền hình OTT bị ứng dụng lậu giành khách
Các ứng dụng xem phim miễn phí thu phát lậu chương trình khiến doanh nghiệp truyền hình vừa mất thị phần, vừa khó thu phí người dùng.
  • Viettel chật vật chen chân vào truyền hình / Quảng cáo trực tuyến có thể giành thị phần của truyền hình
ott.png
Các nội dung có bản quyền đang bị những chương trình về tụ bù hệ số công suất phát miễn phí tại đây
Không chỉ tấn công vào doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông, những ứng dụng truyền tải nội dung qua Internet (Over The Top - OTT) dần ăn vào "miếng bánh" của các đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền. OTT đang được sử dụngt nhiều trên các thiết bị di động, một phần trong số này hợp pháp, có bản quyền nhưng không ít chương trình thu phát lậu nội dung.
Có 2 hình thức dịch vụ truyền hình OTT trả tiền hợp pháp để xem nội dung thông qua kết nối băng rộng (Internet, 3G) là "Pureplay OTT" (gồm các dịch vụ trực tuyến như Hulu, Amazon, Netflix… xem trực tiếp trên thiết bị chuyên dụng) và "TV Everywhere", có sẵn từ các nhà cung cấp truyền hình trả tiền, thông qua các ứng dụng người dùng có thể dễ dàng xem truyền hình bất kì ở đâu trên thiết bị di động.
Người xem truyền hình có thiết bị di động thông minh có thể tải ứng dụng cài lên máy là có thể xem được rất nhiều kênh truyền hình khác nhau và miễn phí. Một số ứng dụng hiện có hàng chục nghìn người sử dụng, cho thấy các phần mềm xem TV trên thiết bị cá nhân ngày càng hấp dẫn hơn trước, lại có ưu điểm tiện lợi, không cần phải ngồi trước màn hình máy.
Lượng kênh truyền hình được cung cấp trên di động cũng rất lớn, vượt số lượng kênh do các hãng truyền hình công bố. Một đơn vị OTT đang  quảng cáo cung cấp hơn 140 kênh truyền hình và 50 kênh radio, trong khi đó VTC mới cung cấp 105 kênh, SCTV cũng công bố có 120 kênh, K+ chỉ có hơn 70 kênh...
Trao đổi với VnExpress, đại diện FPT Telecom cho biết trên thị trường có nhiều ứng dụng truyền hình OTT do chính các nhà đài và doanh nghiệp tụ bù hệ số công suất nội dung cung cấp. Các phần mềm này cho phép người dùng xem một số kênh quảng bá, còn các kênh bản quyền vẫn cần dùng tài khoản để mua mới xem được. Tuy nhiên, ông cũng chia sẻ các nhà đài không mã hóa đầy đủ các kênh, từ đó một số cá nhân hoặc nhóm đã lấy nội dung rồi phát trên ứng dụng do chính họ tạo ra.
Các chương trình lậu đang gây khó khăn lớn cho các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Các OTT không được quản lý, cung cấp nội dung không bản quyền, lấy doanh thu qua quảng cáo khiến các nhà đài khó thu phí từ người dùng. Thực tế, dù giá thuê bao khoảng 40.000 đồng mỗi tháng (rẻ bằng nửa hoặc 20-30% cước truyền hình cáp, vệ tinh), truyền hình OTT vẫn ít người dùng vì phần đông khách hàng vẫn chấp nhận vào các trang hoặc ứng dụng có đầy quảng cáo, kém an ninh để xem với lý do duy nhất là miễn phí.
Ông Cao Văn Liết, Tổng giám đốc VSTV (sở hữu đài K+) nhấn mạnh có nhiều OTT đang vi phạm bản quyền truyền hình. Lãnh đạo doanh nghiệp nhận định đây là bài toán cần một quá trình xử lý lâu dài, nhà đài phải có những biện pháp kỹ thuật khác nhau để ngăn chặn hành vi vi phạm bản quyền.
"Giai đoạn đầu còn là do ý thức của người dân. Ngay cả những nước phát triển vẫn xảy ra điều tương tự, nhưng họ dựa vào giáo dục, truyền đạt rằng đấy là ăn cắp và phải lên án", ông Liết cho hay. Khi được hỏi về khả năng tham gia mảng truyềnh hình OTT, người đứng đầu VSTV bày tỏ hy vọng tương lai sẽ có những ứng dụng dành cho K+ sau khi được sự cho phép của cơ quan chức năng.
Anh Quân

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét